Lịch sử Tập_trung_lực_lượng

Việc tập trung lực lượng với quân số áp đảo để tạo lợi thế đã được biết đến và sử dụng từ rất sớm trong lịch sử chiến tranh. Các ghi chép về những cuộc xâm lược Hy Lạp của Ba Tư đã sử dụng những đội quân đông đảo. Ở Trung Quốc, việc phao tin giả phóng đại quân số để gây hoang mang cho đối phương đã được sử dụng.

Nhà lý luận quân sự người Phổ Carl von Clausewitz (1780-1831) sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra thực nghiệm về các trận chiến trong quá khứ đã kết luận tính ưu thế của quân số.[3]

Trong chiến tranh Đông Dương, quân đội Việt Minh ban đầu duy trì tình trạng phân tán lực lượng để tránh mưu đồ đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp. Không để quân chủ lực phải giao chiến trong một cuộc chiến quy ước thông thường trong tình trạng bất lợi khi quân Pháp mạnh hơn. Đồng thời tác chiến cường độ thấp chủ yếu bằng chiến thuật đánh du kích. Việc tập trung lực lượng trong chiến tranh diễn ra ở những địa điểm cố định trong tình trạng phòng thủ như tại Việt Bắc, hầu hết tập trung lực lượng thành các đơn vị lớn của Việt Minh chỉ triển khai khi địa điểm và tình huống họ cảm thấy có lợi cho họ.

Việc tập trung lực lượng cũng đồng nghĩa việc gắn kết các đơn vị lại thành một khối lớn, và như thế chiến đấu với hình thức thông thường của chiến tranh quy ước. Do đó tập trung lực lượng để gây áp đảo phải từ một bên mạnh hơn hoặc nếu bên yếu hơn thì việc tạo ưu thế áp đảo phải từ việc dồn quân vào một khu vực phòng thủ duy nhất của quân đối phương. Điển hình của tập trung để áp đảo, là việc tập trung đông đảo quân Bắc Việt vào khu vực phía bắc của Nam Việt Nam trong Chiến cục năm 1972, trái ngược với chiến lược chiến đấu tràn ngập trên khắp miền Nam Việt Nam như trong Tết Mậu Thân năm 1968.